Bạn biết không, trong công việc không phải cứ cố gắng hết sức mình, làm càng nhiều càng tốt thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Chúng ta cũng cần giành thời gian để bản thân nạp năng lượng, phục hồi sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng.
Một nghịch lý chỉ ra rằng những người có nhiều thời gian và nhiều tiền hơn lại cảm thấy thiếu thời gian hơn. Vì họ dành quá nhiều thời gian để làm việc ( ví dụ giờ làm việc hành chính là 8 giờ/ngày) và họ dành nhiều thời gian hơn ( ví dụ 14 giờ/ngày) làm càng nhiều việc càng tốt. Nhưng bạn biết không khi giờ làm việc quá dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần, tư duy giảm sút dẫn đến dễ mắc sai lầm hơn. Vì vậy, ta nên cho phép bản thân phục hồi sau những giờ làm việc căng thẳng.
Có hai phương pháp phục hồi là phục hồi từ bên ngoài và phục hồi từ bên trong. Phục hồi từ bên ngoài được thực hiện ngoài giờ làm việc. Giống như việc chúng ta giành thời gian để thư giãn và ngắt kết nối bộ não với công việc của bạn. Hãy cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi sau những căng thẳng mà công việc mang đến. Việc đó bao gồm của lúc bạn đi ngủ. Bạn có thể làm bất cứ hoạt động gì, tận hưởng thiên nhiên bên ngoài, đi du lịch, đọc sách, nghe nhạc và nghỉ ngơi thư giãn, nghe podcast, làm bánh, nấu ăn,… cũng như hãy dành thời gian cho gia đình, bạn bè và những người bạn yêu thương. Những điều này có tác dụng phục hồi lại năng lượng của bạn. Phục hồi từ bên trong hay còn được gọi là phục hồi không liên tục, bạn sẽ dành một khoảng thời gian ngắn hạn trong khoảng thời gian làm việc để thư giãn và nghỉ ngơi. Bạn có thể chia thời gian làm việc ra làm nhiều phần, giữa mỗi phần có một khoảng nghỉ nhất định. Việc này giúp giảm bớt vòng lặp hoảng sợ và lo âu khi làm việc quá mức hoặc khi phải giải quyết một công việc quá khó khăn. Cũng giống như phục hồi từ bên ngoài, phục hồi từ bên trong giúp ta phục hồi lại năng lượng sau khi hoàn thành xong một công việc căng thẳng. Nếu cứ làm việc liên tục mà không có những khoảng nghỉ 15 hay 20 phút thì não bộ cũng chúng ta sẽ quá tải lượng thông tin cần phải xử lí, dẫn đến năng suất công việc bị giảm sút cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bạn có thể dành thời gian nghỉ giữa giờ để lướt tin tức, nghe một bản nhạc yêu thích, đi hỏi thăm và trao đổi với đồng nghiệp, nhâm nhi một ly trà, nhắn tin cho bạn bè và người thân,…
Công việc của bạn sẽ suông sẻ và năng suất hơn khi ta cho phép bản thân được phục hồi sau những giờ làm việc căng thẳng. Đừng để bản thân bị xoáy vào vòng lặp vô tận của chuỗi ngày làm việc quá sức.