Vai trò của Stories board trong thiết kế

Vai trò của Stories board trong thiết kế

Đầu tiên, Stories board là gì?

Story là câu chuyện còn board là cái bảng. Stories board là bảng phác thảo câu chuyện bạn muốn kể, giúp bạn thấy một cách tổng quát câu chuyện đó sẽ phát triển như thế nào. Story board được ứng dụng phổ biến trong quá trình sáng tác mọi thứ liên quan đến thị giác và chuyển động, từ điện ảnh, sân khấu đến hoạt hình, truyện tranh. Tuy nhiên, trong quá trình lên ý tưởng thiết kế cho một dự án nào đó như quảng cáo, xây dựng thương hiệu, bạn cũng có thể tạo một lộ trình phát triển các bước của dự án bằng Stories board. Đó cũng là cách để ta nắm bắt công việc tốt và làm việc hiệu quả hơn. Đặc điểm dễ thấy nhất của Stories board là các khung hiển thị hình ảnh, những thứ không phải hình ảnh sẽ được miêu tả ở ngoài.

Vậy, Stories board đóng vai trò quan trọng như thế nào trong thiết kế?

Đây là cách tốt nhất để chia sẻ ý tưởng của bạn

Hình ảnh trực quan sẽ giúp bạn chia sẻ và giải thích ý tưởng của bạn về “câu chuyện thiết kế” đến người khác dễ dàng hơn rất nhiều. Ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác khó khăn khi cố gắng giải thích một điều gì đó cho người khác, nhưng họ lại chẳng hiểu bạn muốn nói gì. Việc diễn giải sẽ dễ dàng hơn khi bạn có Stories board. Bạn có thể cho mọi người thấy chính xác ý tưởng của bạn sẽ được thiết lập và phát triển như thế nào, nó sẽ trông ra sao. Và điều này giúp mọi người hiểu nhau hơn, và dự án cũng theo đó mà xuông sẻ hơn rất nhiều.

Giúp khâu sản xuất diễn ra dễ dàng hơn nhiều

Ví dụ, khi phân cảnh cho video, bạn có thể lập kế hoạch sản xuất, bao gồm tất cả các quá trình bạn cần có, thứ tự của chúng và cách hình ảnh sẽ tương tác với kịch bản. Bảng phân cảnh giúp miêu tả chi tiết xoay quanh cảnh quay mà bạn muốn thực hiện, từng góc quay một. Điều này thực sự hữu ích khi bạn làm video, nó đảm bảo bạn sẽ không quên bất cứ cảnh quay nào và giúp bạn ghép các video theo đúng thứ tự ý tưởng của mình. Hoặc trong thiết kế truyện tranh, bạn có thể lên phác thạo từng khung diễn biến hội thoại theo đúng phân đoạn mà bạn muốn diễn biến trong cân chuyện. cũng giáo như quay video, từng nhân vật và hoạt cảnh trong truyện sẽ ăn ý và khớp với nhau hơn.

Tiết kiệm thời gian

Mặc dù có thể bạn sẽ mất một chút thời gian để sắp xếp Stories board lại với nhau, nhưng về lâu dài việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong các giai đoạn sau. Story board không chỉ giúp bạn giải thích ý tưởng của mình với team mà còn giúp quá trình sáng tạo diễn ra suôn sẻ hơn. Điều đó giúp giảm thiểu thời gian lựa chọn kịch bản và sắp xếp nội dung, còn tránh những ý kiến tranh cải không đáng có ảnh hưởng tới tiến độ của dự án.

Bước tiếp theo nào, làm thế nào để tạo nên một Story board?

Ở đây mình sẽ đề ra một số bước cơ bản để hình thành nên một Story board cho một video thiết kế quảng cáo.

Bước 1: Tạo khung timeline

Nếu bạn nào thường sử dụng phần mềm Premiere và After Effect thì sẽ rất quen thuộc với việc đặt timeline. Bạn phải xác định được đoạn quảng cáo đó sẽ có thời lượng trong bao lâu. Có những đoạn quảng cáo dài 10 phút, nhưng có những đoạn chỉ có 5 giây. Phân đoạn time line sẽ giúp bạn biết được lúc nào nhân vật chính xuất hiện, lúc nào còn zoom cận sản phẩm hay thương hiệu bạn muốn quảng cáo.

Bước 2: Biên tập câu chuyện và sắp xếp bối cảnh, nhân vật

Trước khi lên hình ảnh, bạn phải có kịch bản câu chuyện trước. Bạn có thể gạch đầu dòng những phân đoạn quan trọng sẽ xuất hiện trong quảng cáo của bạn cũng như thông điệp bạn muốn gửi gắm.

Bước 3: Tạo khung Stories board

Khi đã tính được thời lượng và có sẵn kịch bản, bạn sẽ biết được bạn cần bao nhiêu khung để truyền tải câu chuyện của mình. Bạn có thể để khung Stories board với tỉ lệ 4:3 hoặc 16:9. Bạn có thể vẽ các khung phác thảo tay hoặc sử dụng một số phần mềm để tạo khung trên máy tính như Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Adobe Photoshop, Power Point. Bạn cũng có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ như Wacom để vẽ khung theo ý muốn của bạn. Thường mình sẽ vẽ tay vì khi mình nghĩ ra một ý tưởng nào đó, cách nhanh nhất để tuông nó ra là phác thảo ngay trên giấy. Bạn cũng có thể download sẵn những khung trên google rồi sử dụng các phần mềm chỉnh sửa theo ý của bạn.

Bước 4: phác thảo hình ảnh và phát triển câu chuyện

Tùy vào khả năng mà bạn sẽ tự đặt ra các kí tự và vẽ phác thảo các hoạt cảnh chính trong câu chuyện của bạn. Mỗi khung sẽ là một phân cảnh. Ví dụ, quảng cáo của bạn có 10 giây, cần 20 khung, nửa giây tương đương một khung hình. Bạn sẽ dựa trên kịch bản mà xác định xem nhân vật chính sẽ xuất hiện ở giây thứ mấy, sản phẩm sẽ hiện ra ở đoạn nào để nổi bật thông điệp bạn muốn truyền tải cho người xem. Trong khung chỉ chứa hình ảnh hành động của nhân vật hoặc bối cảnh bạn muốn thực hiện. Các đoạn hội thoại bạn có thể trích dẫn ở ngoài khung. Giống như vẽ truyện tranh vậy nhưng chỉ cần lên nét sơ bộ để bạn và đồng nghiệp nhìn chung có thể nắm bắt được diễn biến câu chuyện.

Bước 5: Viết ghi chú kịch bản và lời thoại

Như mình có đề cập ở phần trên, dưới mỗi khung hoạt cảnh bạn có thể ghi chú lời thoại hoặc diễn biến bằng lời văn để mọi người có thể hiểu hơn về câu chuyện của bạn. Bạn cũng có thể ghi chú về góc quay, màu sắc, thời tiết, hành động nhỏ hay cách thức chuyển qua cảnh tiếp theo. Stories Board giống như một cuốn truyện tranh nhỏ để một người có thể nắm bắt câu chuyện qua nét vẽ cùng kí hiệu cơ bản.

Những điều lưu ý nhỏ khi bạn tạo một Stories board

-Cứ thể hiện hết những ý tưởng mà bạn có trong đầu. Vì nó là một bản phác thảo, đừng quá dè chừng mà bạn có quyền thể hiện hết những gì mà bạn muốn. You can do it.

-Hãy chọn chủ đề chính, mạch chuyện cần mạch lạc và có logic trong từng phân đoạn. Tránh trường hợp phải bỏ một phân đoạn và thêm một phân đoạn khác trong quá trình sản xuất, nếu nó làm câu chuyện trở nên tệ hơn.

-Nên note những đoạn quan trọng bắt buộc phải có trong đoạn quảng cáo hay trong dự án của bạn. điều đó sẽ giúp bạn tránh sai sót và không lãng phí thời gian.

Bên trên là những gì mình hiểu và nắm bắt được về Stories board trong quá trình học tập và làm việc. Đối với mình, khi chạy một dự án, Stories board nắm vai trò quan trọng không kém gì khi quay một bộ phim dài tập vậy. Nó giúp ta kiểm soát được thời gian và sắp xếp được những hạng mục quan trọng mà mình cần phải thực hiện. Mình hy vọng bài viết này có thể giúp mọi người hiểu hơn về tầm quan trọng của Stories board trong quá trình thiết kế.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *