Nhật Bản - một đất nước rất đa dạng về văn hóa, đặc biệt là nơi "sinh ra" nhiều loại hình nghệ thuật phong phú. Nhắc đến đất nước mặt trời mọc, mọi người sẽ biết đến nghệ thuật gấp giấy Origami nổi tiếng, nơi tạo nên những con hạc giấy một thời "làm mưa làm gió" trên khắp thế giới (cho đến tận bây giờ). Bài viết này sẽ giới thiệu đến mọi người một loại hình nghệ thuật mà có thể không ai nghĩ đến nó đã phát triển lâu đời đến như vậy, được sinh ra từ thói quen hiếu khách của người Nhật - Đó là nghệ thuật gói quà.
Origata
Theo truyền thống, khi một vị khách đến thăm nhà của người Nhật, gia đình có phong tục tặng quà cho khách khi họ rời đi, quà sẽ được gói gọn gàng trong một gói giấy được làm bằng thủ công một cách đẹp mắt và tinh tế. Điều mình thích ở Origata là chỉ cần một tờ giấy, sau đó được gấp lại nhiều lần, không cần phải cắt hay dán và được buộc lại bằng dây. Từ đơn giản đến cầu kỳ, kỹ thuật này thường sử dụng giấy thủ công (Washi) để thể hiện vẻ đẹp, nghi thức và văn hóa, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận.
Định nghĩa đơn giản là, Origata ( 折形) là một loại nghệ thuật gói quà của Nhật Bản, đó là nghệ thuật bọc quà trong giấy kiểu Nhật (Washi) bằng tay, không sử dụng đến kéo, băng keo hay hồ dính.
Trong thế kỷ 15, Origata được sử dụng như một phần của truyền thống phổ biến trong các gia đình Samurai thượng lưu của thời kỳ Muromachi (1392 – 1573). Một món quà sẽ được đặt trong một tờ giấy và được gói một cách gọn gàng, trang nhã mà không cần cắt dán cũng như sử dụng những đồ nghề rườm rà. Bao bì thể hiện hình dạng tượng trưng của món quà bên trong để người nhận dễ nhận biết ngay từ cái nhìn đầu tiên. Người tặng sẽ trực tiếp trao món quà cho người nhận vì họ cho rằng việc dành thời gian và công sức để tặng quà sẽ tạo nên mối quan hệ bền chặt hơn.
Một số yếu tố quan trọng làm nên ngôn ngữ truyền đạt của Origata:
- Sử dụng Danshi hay Hohoshi (các loại giấy còn bề mặt gân), là loại giấy tự nhiên làm từ gỗ thân cây. Mỗi tờ chỉ được sử dụng một lần.
- Nghệ thuật gói giấy được gọi là “Ori” sao cho thật gọn gàng và tinh tế.
- Nghệ thuật tạo nút thắt, gọi là “Musubi”.
- Số lượng dây bện được sử dụng.
Điều thú vị là, có rất nhiều thông điệp khác có thể được thể hiện thông qua Origata. Ví dụ, một nếp gấp may mắn, luôn được gấp ở phía trước bên phải, tạo ra một lỗ nhỏ ở phía bên trái. Điều này thể hiện một cảm giác hạnh phúc tràn ngập . Phong cách Origata này bạn nên sử dụng cho những dịp sinh nhật và vui vẻ. Nhưng ngược lại, một nếp gấp của sự buồn bã, nếp gấp nằm ở phía bên trái, thể hiện sự đồng cảm của người cho đối với người nhận, nên được dùng trong đám tang.
Nghệ thuật gói quà Origata phổ biến đến mức, ở Nhật Bản, ta có thể bắt gặp những quyển sách hướng dẫn chi tiết các kiểu gói quà theo phong cách Origata:
Link trang web bán cuốn sách về tất tần tật các kiểu gói quà Origata
Các loại giấy( Washi)
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại Washi có thể truy cập vào trang web của WACCA Japan:
Một số mẫu gói quà theo phong cách Origata vô cùng độc đáo và tinh gọn:
Cùng Lym xem qua một số cách gắp giấy gói quà thú vị và độc đáo của Tama Art:
https://www.tamabi.ac.jp/pro/g_works/2017/id/s13/
Furoshiki
Furoshiki (風呂敷) ra đời chính bởi lối sống cẩn thận, cần kiệm, chu đáo của người Nhật. Vậy nên có thể nói rằng, nghệ thuật gói đồ Furoshiki vô cùng phổ biến đối với cuộc sống đời thường của người dân xứ hoa anh đào.
Furoshiki xuất hiện vào triều đại Nara dưới tên gọi Tsutsumi nghĩa là cái bọc, dùng để gói những vật phẩm quý giá như vàng bạc châu báu được cất giữ trong nhà kho Shoso-in một nơi cất giữ vàng bạc châu báu của hoàn ggia tại đền Todai-ji.
Furoshiki là sự kết hợp từ chữ “furo” là tắm và “shiki” là trải ra,nên nhiều người đã nghĩ rằng Furoshiki bắt nguồn từ phong tục tắm hơi ở Nhật Bản có từ thời kỳ Edo (1603-1868). Nguồn Wikipedia.
Về chất liệu, Furoshiki được làm từ nhiều loại vải khác nhau như lụa, vải bông hoặc sợi tổng hợp… Còn về kích cỡ, Furoshiki sử dụng những tấm shiki – là tấm vải vuông và có nhiều kích thước để có thể gói được nhiều đồ vật khác nhau. Họ có thể gói bất kỳ thứ gì với một tấm Furoshiki như chai rượu, hộp cơm, hộp bánh kẹo, sách, truyện… Chỉ với một tấm khăn vuông shiki, ta có thể gói bất cứ loại quà nào mình muốn, người Nhật đã phát triển văn hóa gói quà Furoshiki với gần hơn 100 cách gói độc đáo khác nhau.
Một vài mẫu khăn hoa vuông shiki
Sau đây là một số mẫu gói Furoshiki thông dụng với nhiều hoa văn và màu sắc đẹp mắt:
Furoshiki đã trở thành nét đặc trưng cho một nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Nó không chỉ phổ biến ở Nhật Bản, mà còn lan rộng ra khắp thế giới, với cách biến tấu khác nhau để phù hợp với phong cách hiện đại của từng nước (kể cả phong cách Bắc Âu) nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của Furoshiki.
Một số kiểu gói Furoshiki thông dụng ở Nhật Bản
Mình đã lấy cảm hứng qua video của chị Marie Kondo để viết nên bài viết giới thiệu về nghệ thuật gói quà của Nhận Bản. Mọi người cũng có thể tìm hiểu cách gói quà Furoshiki qua video của chị nhé!
How to Furoshiki Wrapping
Hoặc mọi người có thể học theo các bước cơ bản để gói quà theo phong cách nghệ thuật Furoshiki qua trang web Lexus Creates:
https://www.lexus.com.vn/vn/discover-lexus/lexus-creates/family-activities/art-of-furoshiki.html
Bên trên là hai nghệ thuật gói quà độc đáo củ người dân xứ mặt trời mọc. Origata dành cho khách tới thăm nhà và gói quà tặng cho những dịp đặc biệt. Furoshiki là nét đẹp văn hóa truyền thống đời thường và vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản. Hãy theo dõi Nhà của Lym để khám phá thêm nhiều nghệ thuật và văn hóa thú vị khác nhé!
Best view i have ever seen !
Top site ,.. amazaing post ! Just keep the work on !
Thank you!
Awesome blog! Do you have any helpful hints for aspiring writers?
I’m planning to start my own website soon but I’m a little lost on everything.
Would you suggest starting with a free platform like WordPress or go for a paid option? There are so many choices out there that I’m
totally overwhelmed .. Any suggestions? Many thanks!