Sự tập trung nằm trong lúc ta đang căng thẳng

Sự tập trung nằm trong lúc ta đang căng thẳng

Tại sao khi căng thẳng mình lại có thể tập trung hơn vào công việc? Lúc đầu, mình không để ý đến việc này, vì các deadline chồng chéo và sự căng thẳng trong tâm trí thu hút sự chú ý về mặt tinh thần của mình hơn. Rồi càng về sau, mình bắt đầu để ý rằng, mỗi khi cậu chàng deadline dí đến nơi rồi, mình mới bắt đầu tập trung làm hơn. Bởi vì sao nào, nếu không làm thì sẽ không kịp mất. Đó hoàn toàn là thói quen xấu, nhưng nó làm mình để ý đến việc tập trung của mình nhiều hơn. Giống như khi chúng ta làm việc trong một môi trường có rất nhiều việc cần mình phải xử lí, áp lực vô cùng cao, đòi hỏi mình phải thật sự tập trung để không sao lãng hay mắc sai lầm trong công việc. Từ đó có thể suy ra rằng, áp lực và mức độ căng thẳng càng cao, ta càng tập trung vào giải quyết công việc hơn. Áp lực giống như động lực giúp chúng ta tiến về phía trước nhanh hơn vậy. Phải có áp lực và căng thẳng thì não bộ mới tập trung hoàn thành tốt công việc được giao. Điều này có thể vô cùng kì lạ và bất hợp lí, vì có khi áp lực quá nhiều dễ dẫn đến sa sút tinh thần và khiến ta không muốn tiếp tục làm việc nữa. Hay nó gần như là thói quen của não bộ, khi căng thẳng thì sức tập trung của não bộ càng gia tăng.

Theo mình được biết, cảm giác căng thẳng mà mỗi người trải qua là kết quả của việc não bộ chúng ta nhận thức thế nào về áp lực. Sẽ có những người chịu được áp lực, có người thì không. Những thứ đem lại cảm hứng và năng lượng cho người này lại có thể là những áp lực lớn đối với người khác. Giống như việc áp lực thời gian deadline sẽ làm não bộ mình thúc đẩy động lực bắt mình phải tập trung vào công việc và phải hoàn thành deadline đúng giờ qui định. Nghe có vẻ rất kì lạ đối với những người sợ đối mặt với deadline, nhưng đối với mình, chuyện gì tới rồi cũng sẽ tới. Đó là cách mình đối mặt với áp lực. Áp lực và căng thẳng sẽ không thể cản trở ta khi ta có niềm tin để đối mặt với nó. Một sự tin tưởng là bản thân mình sẽ làm được. Vì vậy, cách ta đối mặt với căng thẳng vẫn tốt hơn là việc ta cứ để nó nhấn chìm.

Não bộ ta rất đặt biệt, nó sẽ cảnh báo về những nguy hiểm tiềm tàng xung quanh và thiết lập trạng thái nên đối mặt hay bỏ chạy. Nó đặt chúng ta vào trạng thái tỉnh táo và tiếp thêm sức mạnh để chúng ta có thể đương đầu với tình huống đáng báo động. Khi nguy hiểm qua đi, chúng lại trở về trạng thái bình thường. Giống như việc khi gặp căng thẳng, tim ta đập nhanh vậy. Nó nhắn nhủ ta rằng, phải thật sự tập trung, phải thật sự cố gắng thì mới vượt qua được. Như mình đã nhắc đến ở trên, không phải ai cũng chịu được áp lực. Sức chịu đựng của mỗi người là khác nhau. Chúng ta phải tự tìm cho bản thân một cách để có thể tập trung vào công việc và vượt qua áp lực trong cuộc sống đầy bộn bề và lo toan này. Hãy ngủ đủ giấc, làm những điều mình thích, suy nghĩ tích cực mỗi ngày, rồi một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy việc đồng hành với áp lực sẽ không khó khăn đến vậy. Một chút căng thẳng nhỏ cũng có thể tạo động lực để bạn vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nghĩ thoáng thôi để não bộ tập trung hơn vào những việc có ích mà ta thật sự muốn làm cho bản thân và những người ta yêu thương.

Mình đã đọc được một lời trích dẫn trong một cuốn sách mà ta có thể lấy làm động lực cho bản thân “Căng thẳng giúp trái tim mình hoạt động năng suất hơn, làm tăng tốc độ thở giúp oxy tới được não hơn, nhờ vậy mà mình có thể suy nghĩ rõ ràng hơn”.

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *